Bé chậm nói và mốc phát  triển ngôn ngữ của bé

Ngày nay, các kiến thức về bé và chăm sóc bé rất nhiều trong các tủ  sách giành cho mẹ và  bé, đặc  biệt tủ  sách  khổng lồ mang tên Internet. Tuy nhiên  nhiều khi do  có  quá nhiều thông tin,  cha  mẹ cũng không biết  dựa vào đâu, hoặc có nhiều  cha mẹ hững hờ với sự phá triển ngôn ngữ của  bé và  coi “lớn lên nó khắc  nói tốt hết”. Và coi  thường yếu tố lý  giải  nguyên nhân bé chậm nói

Chúng ta đều được học và  biết  “Ngôn ngữ chính là cái  vỏ của  tư duy”, Ngôn ngữ là chìa khóa cho sự phát  triển nhận thức  và  trí tuệ  con người, tuy  nhiên, trong thời đại “Nhiễu” như ngày  nay, các bậc cha mẹ không cẩn thận, có thể gây  ra  những phiền tóa và ảnh hưởng đến sự  phát triển ngôn ngữ  của  từng  bé. Và  rằng  chậm phát triển ngôn ngữ của bé có nhiều căn nguyên như: Bé chậm nói, có thể do có vấn đề ở cơ quan phát âm hay do sự tác động của các yếu tố tâm lý, giáo dục gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.

Và  Bé chậm nói có  thể là chậm nói đơn thuần – Chậm nói có nguyên nhân từ ảnh hưởng môi trường như được đáp ứng nhu  cầu quá mức, xem quá nhiều tivi, nghe quá nhiều nhạc, chơi quá nhiều Ipad… Hoặc chậm nói có căn nguyên sâu  xa hơn là do  xuất hiện các hội chứng tự kỷ, tăng động  giảm chú ý….- Những  hội chứng này, ảnh hưởng sâu  xa và nặng nề đến sự phát  triển của mỗi  đứa bé nếu gia đình không có những chiến lược can thiệp sớm và kiên trì để bé có  thể hòa  nhập cộng đồng

Những  mốc phát  triển sau  đây, có thể là sự  tham khảo  tốt cho  các bố mẹ đối chiếu về  sự phát triển của con, nếu con không đạt  được  những mốc này thì sự chú ý  và xin tư vấn chuyên sâu cũng là một hướng gia  đình nên suy nghĩ:

  • Từ 3 – 6 tháng: trẻ bắt đầu chăm chú nhìn vào người nói chuyện. Quay đầu về phía có tiếng động phát ra.Phân biệt được các tiếng động khác nhau phát ra từ các vị trí khác nhau.
       Nói được nguyên âm “a”, từ “ba”, “bà”.
  • Từ 6 – 9 tháng: nói được 2 âm khác nhau như “ma ma”, “da da”.
  • Từ 9 – 12 tháng: trẻ phát âm “ê”, “a” kéo dài thành một chuỗi âm thanh như người lớn nhưng không rõ từ.
  • Tùy theo mỗi trẻ, nhưng khi được khoảng 11 tháng hay 1 tuổi có trẻ nói được khoảng 2 – 3 từ đơn khá rõ, có thể là: bố, bà.
  • Từ 12 – 15 tháng: trẻ có thể phát âm như tiết tấu âm nhạc để giữ cho câu chuyện tiếp tục.
  • Từ 15 – 18 tháng: sử dụng được 4 từ, thường là tên con vật kết hợp với cử chỉ, đưa tay vẫy, chỉ. Khi trẻ được 18 tháng tuổi trẻ bắt đầu nói và tự nối ghép được hai từ với nhau. Ở giai đoạn này, trẻ nói bắt đầu hình thành các trật tự câu. Trẻ biết chỉ được ít nhất là sáu bộ phận trên cơ thể, chỉ được một hai hình ảnh quen thuộc khi cho trẻ nhìn tranh như: hình bố, hình con cá hoặc hình con chó…
  • Từ 18 tháng đến 2 năm: biết khoảng 25 từ, gọi tên người, chào hỏi, từ chối.
  • Từ 2 – 3 tuổi: nói rất nhiều, biết từ 50 – 200 từ, tự nói chuyện khi chơi. Đến 3 tuổi trẻ tạo ra một cụm từ có đầy đủ thành phần chủ vị. Trẻ biết sử dụng các câu đơn giản, đặt câu hỏi đơn giản.
  • Trẻ trả lời được các câu hỏi như: cái gì, ở đâu? Có/không?. Sau giai đoạn này, trẻ sẽ nói được và sẽ tạo đà cho trẻ phát triển được rất nhiều các câu phức tạp, hình thành được các câu chuyện dài với nội dung khá logic.
  • Từ 3 – 4 tuổi: trẻ nói được các câu phức tạp trẻ bắt đầu sử dụng các ngôn ngữ ấy một cách khá tốt. Tự kiểm soát được cường độ giọng nói, xây dựng ngữ điệu như người lớn, thường hỏi cái gì, ở đâu, tại sao…