Bố mẹ có biết rằng rối loạn phát triển là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần thường gặp ở trẻ em? Hiện nay có khoảng 10-20% trẻ em trên toàn thế giới bị rối loạn phát triển, nếu không được nhận diện và can thiệp sớm thì có dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, Trung tâm Ngày Mới sẽ chia sẻ cho bố mẹ cách nhận diện trẻ rối loạn phát trẻ rối loạn phát triển và cách hỗ trợ can thiệp với bài viết dưới đây.



1. Trẻ rối loạn phát triển là gì?

Rối loạn phát triển bao gồm một nhóm các tình trạng tâm thần bắt nguồn từ thời thơ ấu làm suy yếu nghiêm trọng một hoặc nhiều khía cạnh khác nhau trong sự phát triển của cá thể. Những rối loạn này bao gồmrối loạn ngôn ngữ, rối loạn vận động, rối loạn phổ tự kỷ, khuyết tật học tập, tăng động giảm chú ý (ADHD), Asperger

Mỗi đứa trẻ sẽ phát triển theo tốc độ của riêng, vì vậy không thể nói chính xác thời điểm khi nào một đứa trẻ sẽ học được một kỹ năng nhất định. Tuy nhiên, các cột mốc phát triển ở trẻ vẫn được ghi nhận để đưa ra một cách nhìn chung về những thay đổi sẽ xảy ra trong quá trình phát triển.

Bố mẹ chính là người hiểu rõ con mình nhất. Nếu trẻ không đạt được các mốc quan trọng so với các trẻ cùng độ tuổi hoặc nếu bố mẹ nghi ngờ con mình đang có vấn đề liên quan đến cách mà trẻ chơi, học, nói, hành động và di chuyển, hãy nói chuyện với chuyên gia tâm lý và chia sẻ những lo lắng của bố mẹ để được giải đáp, hướng dẫn nhé.



2. Biểu hiệu của trẻ rối loạn phát triển

Rối loạn phát triển ở trẻ em sẽ có những biểu hiện qua những triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của rối loạn. Khi gặp một số biểu hiện dưới đây, bố mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra sớm nhất có thể nhé.

- Rối loạn ngôn ngữ phát triển:

Có thể nói đây là loại rối loạn đáng lo ngại vì nó ảnh hưởng lớn đến đời sống và giao tiếp của trẻ, trẻ sẽ có các khó khăn về ngôn ngữ như nói, đọc hay viết. Một số triệu chứng có thể kể đến là:

  • Không biết cách sử dụng từ, ngữ pháp, hay phát âm đúng
  • Không biết cách kể chuyện hay nêu lên ý kiến
  • Không thể đọc hay viết giống như các bạn cùng lứa
  • Không nói hay nói ít khi ở tuổi mẫu giáo

- Rối loạn học tập:

Các triệu chứng của rối loạn học tập liên quan đến khó khăn về học tập như tính toán, đọc hiểu, viết chính tả hay giải quyết vấn đề:

  • Không thể nhận biết, phát âm hay viết các chữ cái
  • Không thể hiểu ý nghĩa, ngữ cảnh của văn bản
  • Không thực hiện được các phép tính cơ bản hay các bài toán rất đơn giản
  • Không thể sắp, tổ chức hay nói lên ý nghĩ của mình

- Rối loạn vận động

Rối loạn vận động liên quan đến các hoạt động thường ngày như đi, nhảy, chạy thì có thể dễ nhận biết hơn:

  • Không thể duy trì thăng bằng, phối hợp hoặc nhịp điệu khi vận động
  • Không biết điều khiển các cơ, khớp hay gân của cơ thể
  • Không biết cách thích ứng các thay đổi về không gian, thời gian hoặc những nơi đông đúc

- Rối loạn phổ tự kỷ

Là một loại rối loạn gây khó khăn đáng kể về xã hội, giao tiếp, hành vi hay thể hiện cảm xúc. Các dấu hiệu của rối loạn phổ tự kỷ bắt đầu từ thời thơ ấu và thường kéo dài trong suốt cuộc đời:

  • Không biết cách nói chuyện, nghe hiểu hay duy trì cuộc hội thoại với người khác
  • Không thể hiện, kiểm soát được cảm xúc, hay tức giận
  • Không phản ứng với các dấu hiện phi ngôn ngữ như ánh mắt, nét mặt hay ngữ điệu như tránh giao tiếp bằng mắt hoặc thích ở một mình
  • Có những hành vi lặp đi lặp lại, quá khứng hoặc quá kén chọn về các sở thích, thói quen hoặc hoạt động

3. Nguyên nhân trẻ rối loạn phát triển

Rối loạn phát triển có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong thời kỳ phát triển và thường kéo dài trong suốt cuộc đời. Hầu hết các rối loạn phát triển bắt đầu trước khi trẻ được sinh ra, nhưng một số trẻ bị rối loạn phát triển có thể xuất hiện sau khi được sinh ra do nguyên nhân chấn thương, nhiễm trùng, môi trường, dinh dưỡng… hoặc các yếu tố khác.

4. Bố mẹ nên làm gì khi con mắc chứng rối loạn phát triển

- Cho trẻ Can thiệp sớm

Can thiệp sớm là can thiệp ngay khi bố mẹ có những nghi ngờ mặc rối loạn phát triển mà có thể không đợi đến khi chẩn đoán chắc chắn, thông thường can thiệp sẽ trong độ tuổi mầm non (dưới 6 tuổi). Can thiệp sớm bao gồm các hoạt động như chơi, học, luyện tập hoặc tư vấn do các chuyên gia hoặc bố mẹ hướng dẫn.

- Giáo dục đặc biệt

Là chương trình giáo dục được thiết kế riêng nhằm cung cấp cho trẻ em bị rối loạn phát triển  một một trường học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của chúng. Theo thống kê của WHO năm 2019 thì 15% trẻ em và thanh thiếu niên mắc các rối loạn phát triển và họ luôn có nhu cầu và mong muốn tham gia các hoạt động như những người bình thường còn lại và giáo dục đặc biệt sẽ giúp họ làm điều đó.

Giáo dục đặc biệt dựa vào các hành vi của trẻ sẽ sử dụng các phương pháp, chương trình, những nội dung mang tính thích nghi cho trẻ rối loạn phát triển, có nhu cầu hoạt động, vui chơi, học tập theo khả năng của trẻ đó.

Bố mẹ có thể tham khảo các khóa học tại Trung tâm Ngày Mới theo các đường link sau:

https://ngaymoiedu.com/bai-viet/Kich-hoat-ngon-ngu-cho-tre-cham-noi.html

https://ngaymoiedu.com/bai-viet/Khoa-hoc-phat-trien-tu-duy-cho-be-cham-noi.html