Phụ huynh chia sẻ
: Đối với trẻ, sự phát triển ngôn ngữ sẽ trải qua những giai đoạn như thế nào, có đặc điểm như thế nào, khi nào có thể được gọi là một đứa trẻ chậm nói, những nguyên nhân nào thường xuất hiện ở đứa trẻ chậm nói và khi phát triển trẻ chậm nói đơn thuần, có nên có những biện pháp can thiệp hỗ trợ phát triển ngôn ngữ hay không?

Bechamnoi.com – Quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ bình thường được thể hiện với những đặc điểm như sau:

Nếu như trẻ phát triển hoàn toàn bình thường về thể chất, tinh thần sẽ trải qua các thời kỳ phát triển ngôn ngữ sau:

Từ 3 – 6 tháng tuổi: trẻ sẽ hướng về phía mọi người đang nói chuyện và chăm chú lắng nghe. Ở độ tuổi này trẻ cũng có thể phát ra các âm thanh như ê , a, ba, bà….

Từ 6 – 9 tháng tuổi: trẻ có thể phát âm được những từ có 2 âm tiết đơn giản như ba ba , ma ma….

Từ 9 – 12 tháng tuổi: trẻ có thể phát âm được nhưng câu dài giống người lớn nhưng câu từ không rõ ràng mà chỉ bao gồm những tiếng ê, a… Một số trẻ phát triển nhanh thì đã có thể nói được khoảng 3 từ như mẹ, bố , bà.

Từ 12 – 15 tháng tuổi: trẻ có thể phát âm những âm thanh có tiết tấu giống với âm nhạc.

Từ 15 – 18 tháng: bé đã có thể nói được câu dài 4 từ. Ở tầm tuổi này bé đã tự biết cách ghép các từ lại với nhau thành câu và sắp xếp các từ cho đúng trật tự. Đồng thời trẻ cũng phân biệt được các bộ phận của cơ thể, các hình con vật khác nhau…

Từ 18 tháng đến 2 năm: vốn từ của trẻ đã lên đến khoảng 25 từ, trẻ biết chào mọi người theo đúng tên, biết từ chối khi không thích.

Từ 2 – 3 tuổi: trẻ đã nói được rất nhiều, vốn từ vựng của trẻ lúc này đã rất phong phú từ 50 – 200 từ, đã có thể tự nói chuyện tự hát một mình. Khi trẻ 3 tuổi, câu từ sử dụng đã có đầy đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Trẻ cũng biết trả lời các câu hỏi của người lớn như con đang làm gì vậy, con có thích búp bê không?….

Từ 3 – 4 tuổi: trẻ đã có thể nói được những câu phức tạp và biết sử dụng gần như thành thạo những câu từ đó khi hội thoại.

Vì sao trẻ chậm nói

Có hai nhóm nguyên nhân khiến trẻ em chậm nói bao gồm: nguyên nhân tâm lý và nguyên nhân thực thể:

– Nguyên nhân thực thể: xuất phát từ những vấn đề tại các bộ phận, cơ quan trong cơ thể đảm trách nhiệm phát âm như tai, mũi, họng, lưỡi..hoặc cơ quan giữ vai trò chỉ huy ngôn ngữ ví dụ như não hoặc các trục trặc tại não ( khiếm khuyến trong sự phát triển não bộ, viêm màng não, dị tật bẩm sinh…)

– Nguyên nhân tâm lý: do trẻ bị cú sốc tâm lý, hoặc do gia đình bỏ bê, không quan tâm đến trẻ. Quá cưng chiều cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, lười nói.



Khi nào cần can thiệp?

Cha mẹ cần phải nắm được các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ và kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường trong quá trình phát triển ngôn ngữ của con mình để có sự can thiệp sớm.

Các biểu hiện bất thường về phát triển ngôn ngữ ở trẻ:

– Trẻ không phản ứng lại với giọng nói hay âm thanh to khi trẻ từ sáu đến 8 tuần tuổi.

– Cha mẹ cười đùa với trẻ nhưng trẻ không có phản ứng mặc dù đã 2 tháng tuổi

– Thờ ơ với người và mọi vật xung quanh khi 3 tháng tuổi.

– Không quay đầu khi nghe thấy các âm thanh phát ra lúc trẻ 4 tháng.

– Không biết tự cười mặc dù đã 6 tháng tuổi.

– Không bập bẹ, ê a được từ nào lúc 8 tháng.

– Chưa nói được các từ đơn khi đã 2 tuổi.

– Không thể nói được những câu đơn giản khi đã 3 tuổi.

Nếu nguyên nhân khiến trẻ chậm nói là do yếu tố tâm lý, thì cần phải áp dụng các phương pháp theo sự chỉ dẫn của bác sĩ tâm lý. Bên cạnh đó gia đình cần dành nhiều thời gian quan tâm đến bé hơn, cần để cho bé có thời gian tự lập và có cơ hội để phát triển ngôn ngữ.

Nếu nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố thính lực của trẻ thì cũng không nên quá lo lắng. Trước 5 tuổi việc điều trị cho trẻ vẫn rất khả quan bằng cách phẫu thuật. Nếu trường hợp xấu nhất trẻ không nghe được thì có thể cho trẻ đeo máy trợ thính.

Nếu nguyên nhân xuất phát từ sự kém phát triển của vùng não bộ đảm nhiệm vai trò ngôn ngữ thì cần phải có những tác động tích cực vào khu vực này. Cha mẹ cần xem xét lại chế độ ăn uống của con mình đã đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt là các loại vitamin và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của não bộ chưa. Đôi khi chế độ ăn hàng ngày cung cấp không đầy đủ các loại vitamin này hoặc do trẻ hấp thu kém, ăn kém. Trong trường hợp này hãy tìm cách bổ sung các chất còn thiếu bằng các sản phẩm dinh dưỡng bên ngoài.

Hi vọng những thông tin trên là cần thiết cho gia đình khi xác định các đặc điểm, mức độ và sự cần thiết can thiệp cho trẻ chậm nói, cách xác định trẻ chậm nói đơn thuần hay chậm nói có các yếu tố tự kỷ, do các nguyên nhân về mặt thực thể, để gia đình có những định hướng và kiên trì hỗ trợ cho con. Mong con nhanh phát triển và sớm hòa nhập với lớp mầm non.