MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÚP TRẺ BẬT ÂM – CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỊ LIỆU VIÊN TRUNG TÂM NGÀY MỚI

Hoạt động kích hoạt ngôn ngữ cho bé chậm nói, giúp bé bật âm và phát triển các nền tảng ngôn ngữ ban đầu đóng vai trò quan trọng vào sự hình thành và phát triển ngôn ngữ của các trẻ, đặc biệt trong độ tuổi từ 12 tháng đến 36 tháng đầu đời. Giai đoạn này trẻ cần nhiều hơn những sự chăm sóc về thể chất, chăm sóc về nuôi dưỡng mà con cần chăm sóc về ngôn ngữ. Việc hình thành ngôn ngữ ở trẻ là tư nhiên, nhưng nhiều yếu tố tác động từ môi trường, từ dinh dưỡng, từ chăm sóc trẻ khiến trẻ có nguy cơ thành trẻ chậm nói.

Một số bài tập sau đây bố mẹ hoàn toàn có thể thực thành được thông qua việc hỗ trợ tại nhà
Cũng là những bài tập được đào tạo cùng với chương trình chuyên môn của Trung tâm Ngày Mới

     

PHẦN I – TƯƠNG TÁC VỚI TRẺ CHẬM NÓI

Một số lưu ý khi dạy con bật âm - chương trình đào tạo trị liệu viên trung tâm ngày mới

Bố/ mẹ không là người siêu giúp đỡ trẻ - Bố/ mẹ đón trước nhu cầu của con và làm mọi việc cho con sẽ làm mất cơ hội tương tác và nhu cầu bật âm – sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp

 - Cho trẻ thời gian (Chờ trẻ):

- Quan sát con: Trẻ thích gì, không thích gì, trẻ có theo được hay không theo được yêu cầu của người lớn.

- Đánh giá được nhu cầu của trẻ (ăn, mặc, ngủ, đi chơi, …)

- Đồ dùng gia đình nên để cố định, giúp trẻ có cơ hội thể hiện nhu cầu, có tình huống để bật âm và hiểu ngôn ngữ hơn.

- Đồ chơi của trẻ nên để trong tầm nhìn và tuổi này thường là những đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, có chuyển động, có phát tiếng kêu…

- Bố/ mẹ chuyển những điều vô nghĩa thành có nghĩa

Ví dụ: Khi trẻ phát âm vô nghĩa à, à, à… Bố/ mẹ chuyển thành âm có nghĩa bà, bà, bà…

Chuyển chỉ tay lung tung, khi tay về phía tivi, Bố/ mẹ nói Tivi

- Tổ chức các trò chơi gây hứng thú cho trẻ bật âm

Ví dụ: Chơi bóng bật âm “Ba”

Chơi chi chi chành chành bật âm “Ập”

-  Bố/ mẹ đón ý con, khi trẻ có dấu hiệu cần trợ giúp

-  Bố/ mẹ khen thưởng mọi cố gắng của trẻ, không nên lạm dụng thưởng đồ ăn.


Một số hoạt động chơi theo sinh hoạt ở nhà giúp con bật âm - chương trình đào tạo trị liệu viên trung tâm ngày mới

1.Hoạt động đón trẻ về nhà – chỉ vào trẻ và hỏi: tên trẻ + đâu?

Bước 1: Bố/ mẹ gây hứng thú cho trẻ bằng trò chơi ú òa khi đón trẻ

Bước 2: Thực hiện

-Bố/ mẹ chỉ tay vào mình và nói đại từ nhân xưng  + tên riêng (bố…/mẹ …) 1 lần ( Vd: Bố Hùng)

- Bố/ mẹ chỉ tay vào trẻ đồng thời nói chậm, rõ tên riêng của trẻ, nói 3- 4 lần. Chú ý khi nói đảm bảo trẻ chú ý vào Bố/ mẹ.

-Thực hiện nhiều buổi để trẻ có thể bắt chước người lớn chỉ tay vào mình khi Bố/ mẹ nói tên

-Bố/ mẹ đặt câu hỏi: tên trẻ + đâu ( Minh đâu)? Có thể trợ giúp bắt tay trẻ chỉ vào trẻ ở những lần đầu, giảm dần trợ giúp để tăng tính chủ động cho trẻ. Chú ý chờ đợi, quan sát phản ứng của trẻ để tương tác phù hợp.

Bước 3: Mở rộng

-Thực hiện bước 2 ở nhiều môi trường khác nhau khi có cơ hội.

Chú ý: Nhắc lại các từ Bố/ mẹ muốn trẻ nói được (bố, mẹ, tên trẻ trong các ngữ cảnh cụ thể trên). Thưởng cho trẻ vật trẻ thích khi trẻ có cố gắng.

 

  1. Hoạt động tắm - Trò chơi Kiến bò:

- Bố/ mẹ di chuyển tay lên kỳ cho trẻ,
- Kết hợp hát kiểu đồng dao - con kiến nó bò lên tay…/
Các bài hát trong hoạt động tắm – Bé ơi tắm nào?.
Có thể tạo tình huống dừng bất ngờ, quan sát phản ứng của trẻ nhắm thúc đấy nhu cầu giao tiếp trẻ muốn nữa sẽ bắt tay người lớn để đòi-> Bố/ mẹ sẽ nói “nữa” .
Khi thực hiện chú ý nhấn mạnh/ nhăc lại 2-3 lần các từ muốn trẻ nói. (Bò/ tay/ vai/ tai/ đầu, bong bóng/ bay/ thơm/ sạch…)

 

  1. Hoạt động ăn - Chơi thổi

Bước 1: Tới giờ ăn Bố/ mẹ lấy ít cơm nóng còn hơi và thổi cho trẻ nhìn thấy, (tạo không khí vui vẻ thích thú, làm chậm động tác chu môi để trẻ có thể nhìn thấy và bắt chước)

Bước 2: Thu hút và cho trẻ thử sức

Chú ý: Làm trong nhiều bữa ăn và với nhiều loại thức ăn khác nhau, nhưng đảm bảo trẻ còn thích thú đến khi đạt mục tiêu, và nâng dần mục tiêu về khả năng thổi của trẻ đến khi đạt yêu cầu.

 

  1. Hoạt động chơi, dã ngoại - Chơi phương tiện giao thông

Bước 1: Cho trẻ đẩy, Bố/ mẹ bắt chước cách chơi của trẻ, tiếng kêu của phương tiện, nói tên phương tiện.

Bước 2: Bố/ mẹ chơi và tạo âm thanh tiếng kêu và nói tên của phương tiện, tạo cơ hội cho trẻ bắt chước cách chơi và âm thanh tạo ra( bố đẩy ô tô và nói zìn..zìn..bim..bim..)

Bước 3: Bố/ mẹ tạo nhiều kiểu chơi để thu hút và tạo sự thích thú cho trẻ: trượt ván, chui hầm, đua xe, tham gia giao thông có đèn (dừng, đi)…



PHẦN II – KÍCH ÂM VỚI TRẺ CHẬM NÓI

1. Vận động MÔI cho bé chậm nói

- Chuyển từ hôn, cười
- Đẩy lưỡi ở bốn góc
- Phùng má và giữ trong vài giây
- Bật âm /p/ thật mạnh
- Hôn kiểu con cá nhiều lần
- Dùng ống hút nhựa thổi các vật nhẹ đi
- Thổi bong bóng
- Thổi tắt nến
- Ngậm thẻ
- Làm tiếng ngựa kêu
- Massage cơ miệng bằng ngón tay, massage rung hoặc dùng đá chườm để massage
Với các trẻ lớn hơn: thực hành hành động cười và hôn dùng tay ấn tạo áp lực để trẻ cần dùng lực nhiều hơn để thực hiện hành động này

2. Vận động LƯỠI cho bé chậm nói
- Chạm lưỡi ở bốn góc miệng
- Đưa lưỡi khỏi miệng và lè lưỡi thật căng
- Liếm môi
- Ấn lưỡi đẩy lại chiếc thìa
- Trò chơi: liếm kẹo ( kẹo hình các con vật đáng yêu)
- Tác dụng của các bài tập này

* Một số âm khó phát âm trong khi một số trẻ bị vấn đề cơ miệng yếu khiến cho trẻ khó khăn trong giao tiếp.
Mỗi âm có một vùng phát âm riêng. Vì vậy khi luyện đến âm nào thì luyện tập cơ miệng ở vùng phát âm đó ( ví dụ: khi luyện âm b là âm hai môi, cần luyện cơ môi
Một số dạng khuyết tật khiến trẻ bị yếu cơ miệng ( như down, bại não) nên việc luyện tập cơ miệng là rất tốt không chỉ cho vấn đề phát âm mà còn cả trong việc kiểm soát dớt dãi hoặc những khó khăn trong nhai nuốt của trẻ.
Những bài tập này không phù hợp với trẻ quá nhỏ hoặc khuyết tật quá nặng.
Cách luyện tập cơ miệng cho trẻ

Biến các bài luyện tập như các trò chơi vui nhộn:
- Thổi bóng nhựa bằng ống hút, thổi bong bóng xà phòng, thổi bong bóng nước trong cốc bằng ống hút
- Sử dụng các hình vẽ hoạt hình thể hiện các động tác luyện tập cơ miệng.
- Trước khi bắt đầu luyện tập nên massage cơ miệng trước.



MỘT SỐ HÌNH ẢNH – CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỊ LIỆU VIÊN TRUNG TÂM NGÀY MỚI