Câu hỏi mới nhất của một phụ huynh ở Long Biên: Khi phát hiện trẻ chậm nói, như với độ tuổi 21 tháng tuổi của con nhưng chưa biết cách nói từ đơn, chưa biết chỉ tay thể hiện…. Chúng tôi đã có những hỗ trợ tương tác và dành nhiều thời gian cho con. Tuy nhiên, cần xác định mức độ như thế nào là cần thiết có sự can thiệp cá nhân cho con?


Trẻ chậm nói đang là hiện tượng xuất hiện rất nhiều ở mỗi gia đình, có thể do nhiều yếu tố “lỗi” trong quá trình chăm sóc và hỗ trợ như thiếu tương tác, con thường xuyên phải chơi một mình, con xem tivi, chơi game quá nhiều,…

Khi xuất hiện tình trạng trên đối với con, gia đình nên có những biện pháp hỗ trợ tích cực cho con hơn. Tuy nhiên có những trẻ chậm nói, cần nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý, giáo viên can thiệp ngôn ngữ và lời nói cho con. Để quyết định có nên cho con tham gia các chương trình học đó chưa, gia đình có thể theo dõi những biểu hiện như sau, nếu xuất hiện nhiều, con có thể cần đến sự trợ giúp bằng các chương trình can thiệp.



Những dấu hiệu lạ về tương tác và ngôn ngữ ở trẻ chậm nói

  • Không sử dụng điệu bộ, cử chỉ, chẳng hạn vẫy tay tạm biệt khi được 12 tháng tuổi
  • Thích dùng cử chỉ hơn là lời nói để giao tiếp khi đến 18 tháng tuổi
  • Không bắt chước được âm thanh khi 18 tháng tuổi
  • Có khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản của bố mẹ hoặc người khác
  • Chỉ có thể bắt chước âm thanh hoặc hành động và không tự mình phát âm từ, cụm từ.
  • Chỉ nói một số âm thanh hoặc từ nào đó lặp đi lặp lại và không thể sử dụng ngôn ngữ nói để trò chuyện ngoài những nhu cầu thiết yếu
  • Không thể tuân theo các chỉ dẫn đơn giản
  • Có giọng nói khác thường (nghe như giọng mũi hoặc the thé).
  •  

Những biểu hiện hành vi của trẻ chậm nói:

  • Thích chơi một mình, không biết chia  sẻ tương tác với  người khác trong quá trình chơi
  • Nghiện các đồ chơi điện tử: Thích điện thoại, thích tivi, quảng cáo, đĩa hát – Con có  thể ngồi tự  do chơi cả tiếng đồng hồ mà không đòi mẹ, phải  có  nhạc con mới chịu ăn,…
  • Gắn bó quá mức với một người hoặc một đồ vật nào đó: Gắn bó quá mức với mẹ, bà… hoặc một  loại đồ chơi nào  đó như  xe ô tô, …
  • Xuất hiện các biểu hiện hành vi như ăn vạ quá  mức, tự  đập  đầu, cào cấu, tè dầm chống  đối hoặc nôn chớ khi không được đáp  ứng các yêu  cầu,…
  • Hầu như không tương tác giao tiếp bằng mắt, thường lơ đãng, tránh giao tiếp mắt, gọi con ít quay đầu lại, ít  đáp  ứng các yêu  cầu  của người khác
  • Không chỉ tay thể hiện, Con ít  dùng ngón trỏ để chỉ vào  các đồ vật hoặc chỉ thể hiện yêu cầu, ước muốn, sở thích hoặc gây sự chú  ý.