Trẻ chậm nói chuyện nên khám ở đâu?

Bé của bạn có chiều cao và cân nặng bình thường nhưng bé lại chậm nói? Bạn hãy chú ý đến các dấu hiệu và nguyên nhân chậm nói để biết cách xử lý và đưa bé đi khám kịp thời nhé.

Những dấu hiệu trẻ chậm nói

Đến 18 tháng tuổi trẻ vẫn thích dùng cử chỉ hơn lời nói để giao tiếp, không bắt chước được âm thanh, khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản… thì bố mẹ nên cảnh giác.

Từ 12 tháng đến 3 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển mạnh về mặt ngôn ngữ. Từ lúc chỉ biết “ê a”, trẻ dần biết nói các từ đơn, từ đôi, đoạn 4 từ rồi cả một câu ngắn, một số trẻ bắt đầu biết kết hợp các câu ngắn thành một câu dài. Tuy nhiên, đối với trẻ chậm nói thì chỉ có thể phát âm được các từ đơn giản. Vậy đâu là các triệu chứng cơ bản của chứng chậm nói này và nguyên nhân từ đâu?

Quy trình phát triển ngôn ngữ bình thường của trẻ

0 đến 3 tháng

Đầu tiên, bé chỉ phát ra âm thanh bằng tiếng khóc, dần dần bắt đầu phát ra âm thanh mà không khóc. Bạn sẽ nghe tiếng gù gù và tiếng nói từ trong họng của bé. Kế tiếp bé sẽ sử dụng những nguyên âm. Khi gần được 3 tháng, bé bắt đầu cười.

Kèm theo việc có những âm thanh không kèm theo tiếng khóc, bé bắt đầu phản ứng với những người xung quanh khi nói chuyện với mình. Khởi đầu bé phản ứng bằng nét mặt và cử động thân thể. Sau đó bé sẽ phát ra âm thanh nhẹ khi được nói chuyện.

3 đến 6 tháng

Ở giai đoạn này bé có thể phát ra 2 nguyên âm khác nhau và tự làm điều này khi ở một mình.

Bé bắt đầu sử dụng nguyên âm và phụ âm cùng lúc, để phát ra các tiếng như “ba”, “da”…

Bé có thể có những âm thanh khác nhau khi muốn diễn tả những cảm giác khác nhau. Bé có thể tung trái nho hay làm những cử chỉ khác nhau, bắt chước cử chỉ của người lớn làm với trẻ. Ngoài ra, bé cũng cố gắng nói bằng âm thanh của mình.

6 đến 9 tháng

Bây giờ bé có thể phát ra ít nhất 4 âm thanh khác nhau. Bé có thể lặp lại những từ có 2 âm như dada, mama…

– Bé có thể luân phiên tạo ra âm thanh hay hành động với người lớn.

– Bé có thể la lên để gây sự chú ý, tự bảo vệ khi có ai làm những việc trẻ không thích bằng cách khóc hay làm ra những tiếng động lớn.

– Trẻ cười và ê a khi nhận ra những khuôn mặt quen thuộc.

– Kỹ năng bắt chước phát triển, trẻ có thể bắt chước hành động như vỗ tay, vẫy tay. Bé cũng có thể bắt chước âm thanh khi có ai ê a với bé.

9 đến 12 tháng

– Bé có thể phát âm ê a kéo dài thành một chuỗi âm thanh có ngữ điệu giống như tiếng nói của người lớn. Có bé sẽ bắt đầu có những đòi hỏi rõ ràng. Bé sẽ nhìn vật xung quanh, sau đó nhìn người xung quanh, dùng cử chỉ hoặc âm thanh để chia sẻ thông tin về những gì bé thấy. Bé phát âm để bắt đầu cho việc liên hệ với người lớn.

– Bé có thể bắt chước cử động của nét mặt như ho, nhăn mặt, hoặc đưa lưỡi liếm môi và thích bắt chước hành động kết hợp với âm thanh như chà sát trên bụng và phát ra âm thanh yum yum…

Trẻ chậm nói chuyện phải làm thế nào và khám ở đâu

12 đến 15 tháng

– Bây giờ trẻ thích thú nói chuyện. Bé phát âm giống như các tiết tấu trong âm nhạc để giữ cho câu chuyện tiếp tục. Bé thích đưa đồ vật cho người lớn cùng với việc tạo âm thanh. Bé có thể kết hợp âm thanh và cử chỉ để chào hay tạm biệt. Bé có thể bắt chước âm gần giống như “bu” hay “tu” hay “u”…

– Bé có thể dùng 2 từ liên tục, mặc dù chỉ là gần đúng.

– Bé có thể phát âm một từ hoặc gần giống như vậy để trả lời câu hỏi “cái gì đây?”.

– Ngữ điệu của bé tốt hơn, bạn có thể nhận biết ngữ điệu của câu hỏi hoặc câu trả lời.

15 đến 18 tháng

– Ở độ tuổi này trẻ sử dụng tốt 4 đến 6 từ, thường là gọi tên vật, từ “không” hoặc từ “chào”. Khi trẻ không biết từ trẻ thường kết hợp phát âm kết hợp với cử chỉ như đưa hoặc vẫy.

– Trẻ có thể hát những bài hát quen thuộc.

– Kỹ năng bắt chước của trẻ rất tốt, trẻ có thể lặp lại những từ cuối khi người lớn nói với trẻ.

18 đến 2 tuổi

Trẻ có thể biết khoảng 25 từ. Trong đó trẻ biết gọi tên người và đồ vật, dùng từ để chào tạm biệt, ít nhất 2 từ diễn tả hành động, từ để hỏi hay từ chối.

– Trẻ có thể bắt chước cụm 2 từ, và không dùng một cách ngẫu nhiên.

– Người tiếp xúc với trẻ nhiều có thể hiểu câu nói của trẻ, ít nhất 2/3 thời gian.

Đọc thêm: Dạy bé tập nói – Những sai lầm nghiêm trọng các bậc cha mẹ cần phải tránh

2 đến 3 tuổi

– Ở độ tuổi này dần dần trẻ có thêm nhiều từ. Trẻ có được khoảng 50 từ khi 2,5 tuổi và đến 3 tuổi trẻ có khoảng 200 từ.

– Đầu năm trẻ biết kết hợp từ vào cụm có 2 từ, cuối năm trẻ có thể dùng cụm ba từ.

– Trẻ biết luân phiên trong câu chuyện. Lúc đầu trẻ luân phiên với từ đơn dần dần trẻ luân phiên bằng câu, cho đến khi trẻ có thể kéo dài câu chuyện về một chủ đề đơn giản, dùng cụm 2-3 từ.

– Trẻ bắt đầu hiểu khái niệm văn phạm như con, cháu, ông, bà.

– Trẻ cũng biết nhịp điệu của bài hát.

– Trẻ tự nói chuyện với mình khi chơi và câu chuyện của trẻ khá dễ hiểu.

Những dấu hiệu cần lưu ý trong quá trình phát triển ngôn ngữ của bé:

Trong giai đoạn từ 12 đến 24 tháng tuổi, phụ huynh nên chú ý nếu trẻ có những dấu hiệu sau:

– Không sử dụng điệu bộ, cử chỉ, chẳng hạn chỉ hoặc vẫy tay bye bye khi được 12 tháng tuổi.

– Thích dùng cử chỉ hơn là lời nói để giao tiếp khi đến 18 tháng tuổi.

– Không bắt chước được âm thanh khi 18 tháng tuổi.

– Có khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản.

Trong giai đoạn 2-3 tuổi phụ huynh nên đưa bé đi khám nếu phát hiện các dấu hiệu sau:

– Chỉ có thể bắt chước âm thanh hoặc hành động và không tự mình phát âm từ hoặc các cụm từ.

– Chỉ nói một số âm thanh hoặc từ nào đó lặp đi lặp lại và không thể sử dụng ngôn ngữ nói để trò chuyện ngoài những nhu cầu thiết yếu.

– Không thể tuân theo các chỉ dẫn đơn giản.

– Có giọng nói khác thường (nghe như giọng mũi hoặc the thé hoặc bắt chước tiếng con vật trong phim).

– Khó khăn trong việc hiểu ở tuổi này. Cha mẹ phải hiểu được khoảng một nửa số từ trẻ nói ra khi 2 tuổi và khoảng 3/4 vào lúc 3 tuổi. Vào năm trẻ lên 4, thậm chí người lạ cũng phải hiểu được trẻ nói gì.

Nguyên nhân gì khiến trẻ chậm nói?

Về mặt thể chất:

Nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm phát triển khả năng nói và ngôn ngữ. Đôi khi chỉ là do trục trặc trong vòm miệng, như với lưỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm ngắn cũng có thể hạn chế cử động của lưỡi khiến trẻ khó nói…

Trục trặc trong khả năng nghe cũng thường có liên quan đến việc chậm nói, đó là lý do vì sao trẻ nên được bác sĩ tai mũi họng kiểm tra khi có vấn đề về nói. Trẻ khó nghe cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.

Về mặt tâm lý:

Nhiều ba mẹ thường để trẻ xem TV hay dùng điện thoại thông minh để bé ngồi yên, ăn ngoan hay mình rảnh làm việc nhà… Tuy nhiên, đây lại là một trong những lý do phổ biến khiến trẻ chậm nói. Trẻ xem TV như thế trong một thời gian dài sẽ bị ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển ngôn ngữ, cũng như tạo tiền đề cho nhiều hội chứng khác. Lý do là, khi xem TV và sử dụng điện thoại thông minh, trẻ không cần phải nói, không cần suy nghĩ, chỉ ngồi yên và nhìn, đưa tay chỉ, chạm vào màn hình dần tạo thói quen lười nói và giao tiếp ở trẻ.

Ngoài ra, nguyên nhân gây chậm nói còn có thể đến từ các hội chứng tự kỷ, tăng động kém chú ý. Cha mẹ khi phát hiện con chậm nói nên cho bé đi khám ngay.

Cha mẹ nên làm gì khi có con trong giai đoạn từ 2-3 tuổi?

– Dành thật nhiều thời gian trò chuyện với con, thậm chí từ lúc ẵm ngửa – nói hát và bắt chước các âm thanh và cử chỉ.

– Đọc cho trẻ nghe, bắt đầu từ lúc 6 tháng, những cuốn sách mà trẻ có thể bắt chước cử động, hoặc có các hình hoa văn để trẻ có thể chạm vào. Cho trẻ chỉ các bức tranh và cố gắng gọi tên chúng.

– Tận dụng mọi tình huống hàng ngày để khuyến khích trẻ nói và bộc lộ ngôn ngữ. Mặt khác, bạn cũng nói liên tục nếu có thể. Chẳng hạn, gọi tên thức ăn khi ở trong quầy hàng, giải thích bạn đang làm gì khi bạn đang nấu hoặc lau nhà, chỉ các vật ở quanh nhà, và khi đưa bé lên xe, chỉ các âm thanh mà bạn nghe thấy. Đặt câu hỏi và lắng nghe bé trả lời. Nên đưa trẻ đi khám và can thiệp kịp thời khi trẻ có các dấu hiệu bất thường.

Khi con có biểu hiện chậm nói, không ít phụ huynh chưa vội tìm lời khuyên của chuyên gia ngay và tự nhủ “Không có gì phải lo lắng…”, “một số trẻ biết đi sớm hơn và số khác nói sớm hơn” và thường trì hoãn việc tìm lời khuyên của các chuyên gia. Một vài người có thể tự trấn an rằng “nó sẽ lớn thôi” hoặc “thằng bé chỉ thích các hoạt động thể chất”. Sự chủ quan này sẽ làm trễ việc phát hiện các dấu hiệu của trẻ và ảnh hưởng đến thời gian can thiệp cho trẻ.

Đọc thêm: Cách cấp cứu người bị bỏng điện – Phòng chống bỏng điện
Cha mẹ nên chú ý, phát hiện kịp thời và cho bé đi khám, điều trị càng sớm càng tốt, do giai đoạn 2-3 tuổi là giai đoạn vàng để can thiệp, trị liệu cho bé. Trẻ càng lớn càng khó can thiệp hơn, thời gian điều trị cũng lâu hơn.

Dù bé ở giai đoạn nào đi nữa, sự quan tâm chăm sóc và yêu thương từ gia đình luôn là yếu tố then chốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói, có thể do có vấn đề ở cơ quan phát âm hay do sự tác động của các yếu tố tâm lý, giáo dục gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.

Quá trình phát triển ngôn ngữ bình thường ở trẻ

Giai đoạn phát triển ngôn ngữ bình thường của trẻ được biểu hiện như sau:

Từ 3 – 6 tháng: trẻ bắt đầu chăm chú nhìn vào người nói chuyện. Quay đầu về phía có tiếng động phát ra.

Phân biệt được các tiếng động khác nhau phát ra từ các vị trí khác nhau.

Nói được nguyên âm “a”, từ “ba”, “bà”.

Từ 6 – 9 tháng: nói được 2 âm khác nhau như “ma ma”, “da da”.

Từ 9 – 12 tháng: trẻ phát âm “ê”, “a” kéo dài thành một chuỗi âm thanh như người lớn nhưng không rõ từ.

Tùy theo mỗi trẻ, nhưng khi được khoảng 11 tháng hay 1 tuổi có trẻ nói được khoảng 2 – 3 từ đơn khá rõ, có thể là: bố, bà.

Từ 12 – 15 tháng: trẻ có thể phát âm như tiết tấu âm nhạc để giữ cho câu chuyện tiếp tục.

Từ 15 – 18 tháng: sử dụng được 4 từ, thường là tên con vật kết hợp với cử chỉ, đưa tay vẫy, chỉ. Khi trẻ được 18 tháng tuổi trẻ bắt đầu nói và tự nối ghép được hai từ với nhau. Ở giai đoạn này, trẻ nói bắt đầu hình thành các trật tự câu. Trẻ biết chỉ được ít nhất là sáu bộ phận trên cơ thể, chỉ được một hai hình ảnh quen thuộc khi cho trẻ nhìn tranh như: hình bố, hình con cá hoặc hình con chó…

Từ 18 tháng đến 2 năm: biết khoảng 25 từ, gọi tên người, chào hỏi, từ chối.

Từ 2 – 3 tuổi: nói rất nhiều, biết từ 50 – 200 từ, tự nói chuyện khi chơi. Đến 3 tuổi trẻ tạo ra một cụm từ có đầy đủ thành phần chủ vị. Trẻ biết sử dụng các câu đơn giản, đặt câu hỏi đơn giản.

Trẻ trả lời được các câu hỏi như: cái gì, ở đâu? Có/không?. Sau giai đoạn này, trẻ sẽ nói được và sẽ tạo đà cho trẻ phát triển được rất nhiều các câu phức tạp, hình thành được các câu chuyện dài với nội dung khá logic.

Từ 3 – 4 tuổi: trẻ nói được các câu phức tạp trẻ bắt đầu sử dụng các ngôn ngữ ấy một cách khá tốt. Tự kiểm soát được cường độ giọng nói, xây dựng ngữ điệu như người lớn, thường hỏi cái gì, ở đâu, tại sao…

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Nguyên nhân làm trẻ chậm nói được xếp thành 2 nhóm chính là nguyên nhân thực thể và nguyên nhân tâm lý. Nguyên nhân thực thể là do trẻ có những vấn đề về cơ quan phát âm (tai, mũi, họng), cơ quan chỉ huy (não bị dị tật bẩm sinh, bại não, những di chứng sau xuất huyết não, viêm màng não…). Nguyên nhân tâm lý là do gia đình hoặc quá cưng chiều, hay bỏ bê trẻ, hoặc đã xảy ra một biến cố nào đó làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.

Khi nào cần can thiệp?

Trước tiên cha mẹ, người thân cần chú ý chăm sóc, quan tâm phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ phù hợp với độ tuổi, và cần can thiệp sớm khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường về phát triển ngôn ngữ.

Các biểu hiện bất thường về phát triển ngôn ngữ ở trẻ:

– Không đáp ứng với giọng nói hay những âm thanh to khi bé 6 – 8 tuần tuổi.

– Không cười với giọng nói của cha mẹ lúc 2 tháng.

– Không quan tâm đến người và vật xung quanh lúc 3 tháng.

– Không quay đầu theo hướng âm thanh lúc 4 tháng.

– Không cười tự phát lúc 6 tháng.

-Không bập bẹ lúc 8 tháng.

-Không nói được từ đơn lúc bé 2 tuổi.

– Không nói được một câu đơn giản khi bé 3 tuổi.

Nếu thấy trẻ có một trong những biểu hiện trên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra. Tùy theo mức độ chậm nói và độ tuổi của trẻ các bác sĩ sẽ có nhiều hình thức can thiệp khác nhau như tư vấn, hướng dẫn cha mẹ huấn luyện ngôn ngữ cha mẹ tại gia đình, hoặc cần kết hợp chuyên gia ngôn ngữ, tâm lý và bác sĩ để can thiệp thúc đẩy ngôn ngữ ở trẻ.

Đọc thêm: Những bài tập và liệu pháp giúp trẻ chậm nói phát triển khả năng nói nhanh
Đối với trẻ chậm nói do nguyên nhân thực thể, đa phần là do trẻ có vấn đề về thính lực. Các bác sĩ phải điều trị về thính lực cho trẻ. Đối với trẻ bị điếc nhẹ và điếc trung bình thì việc điều trị trước 5 tuổi rất có hiệu quả. Trong những trường hợp điếc do viêm tai, thủng màng nhĩ, trẻ sẽ được điều trị bằng phẫu thuật, vá màng nhĩ để nâng sức nghe. Với những trường hợp không nghe lại được thì phải can thiệp bằng cách đeo máy nghe.

Chăm sóc phát triển ngôn ngữ ở trẻ tập nói

Cha mẹ cần quan tâm chăm sóc thúc đẩy kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ tùy theo độ tuổi. Trẻ có thể nghe và hiểu từ rất sớm, trước khi trẻ có thể tự nói.

Do đó cha mẹ cần khuyến khích trẻ tập nói.

Cần thường xuyên nói chuyện với trẻ, đọc sách cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ tập trung vào bạn, vào đồ vật nào đó mà bạn muốn nói đến. Nên nói đến những vật có trước mặt, hay những điều đang xảy ra. Không ép trẻ phải nói nhưng nhớ đưa ra lời khen khi trẻ tập nói. Chú ý lắng nghe, cho con bạn có thời gian để thực hiện những lời trẻ sắp nói, cũng như thường xuyên đưa ra lời động viên như: “Con nói giỏi lắm”, giúp trẻ mạnh dạn tập nói.

Nên dạy cho trẻ những từ đơn giản, dễ hiểu. Tốt nhất là dạy trẻ nói dựa theo những tình huống xảy ra hàng ngày, tạo nhiều tình huống khác nhau khi nói về một từ nào đó. Tập cho con bạn biết nghe các âm thanh khác nhau hay tập cho con giao tiếp qua những hình ảnh hay điệu bộ cũng là cách giúp cho trẻ tập nói tốt. Không nên cho trẻ xem ti vi quá nhiều, cần kiểm soát thời gian và chương trình ti vi. Cha mẹ nên cùng xem với trẻ các chương trình như phim hoạt hình, ca nhạc và bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại trong phim để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ./.

Bé chậm nói nên khám ở đâu

Khám cho bé chậm nói ở Hà Nội
Bạn hãy cho bé đi khám ở khoa Tâm bệnh – Bệnh viện Nhi Trung ương. Đi khám vào buổi sáng bạn nhé vì có thể bé sẽ phải làm các bài test khá mất thời gian. Hoặc cho bé đi khám bác sỹ Thịnh – bệnh viện Hồng Ngọc ở Keang Nam (bác này thì đông bệnh nhân lắm). Bác nhận khám từ 6h30 sáng đến 8h, bệnh nhân rất đông nên sau tầm ấy bác không nhận nữa.

Vì bạn không nói con bạn được bao nhiêu tháng nên mình chỉ tư vấn được thế. Mình cũng mới cho con đi khám ở Viện Nhi vế; nên cho con đi khám sớm bạn ạ để còn có hướng giải quyết.

Bạn có thể tham gia các lớp hòa nhập mầm non tại các trường mầm non của thầy Quyết. Để được thực hiện các hoạt động thăm khám, đánh giá tại nhà hoặc tại trường, được theo hướng dẫn và hỗ trợ thường xuyên tại trường mầm non đến khi hòa nhập. Gia đình nên gọi điện trước để được tư vấn phương pháp 0913.333.498. 

Bạn ở HN bạn đưa bé đến phòng khám đa khoa gia đình số 298 I Kim Mã, Khu ngoại giao đoàn Vạn Phúc , Quận Ba Đình. Bạn cũng có thể gọi số đt 84 4 3843 0748 để hỏi trước khi đưa bé đến cũng được .Ở đây có khoa nhi riêng biệt dành cho trẻ em với các bác sĩ chuyên nghiệp, tận tình chu đáo sẽ tìm ra cách chữa trị tối ưu nhất cho con bạn. Bạn có thể an tâm

Nguồn: http://suckhoehoanmy.com/tre-cham-noi-chuyen-phai-lam-the-nao-va-kham-o-dau/