Dạy trẻ chậm nói Hà Nội phát triển kỹ năng ngôn ngữ

Nhận biết sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em qua các giai đoạn

Qua quá trình phát triển, trẻ dần dần hiểu và hình thành hệ thống ngôn ngữ từ đơn giản đến phức tạp qua các giai đoạn cụ thể, do đó bố mẹ nên chú ý đến từng giai đoạn phát triển cụ thể sau để có thể định hướng con phát triển tốt hơn qua từng thời kỳ ngôn ngữ…

(NGUỒN: http://doisongtieudung.vn/Nhan-biet-su-phat-trien-ngon-ngu-cua-tre-em-qua-cac-giai-doan_160-188-546408.html)

 

TUYỂN SINH LỚP CAN THIỆP SỚM BÉ CHĂM NÓI

CÁC KHÓA HỌC GIÁO DỤC TẠI TRUNG TÂM NGÀY MỚI

Trẻ chậm nói có dấu hiệu gia tăng ở Hà Nội và các thành phố lớn 
Nguyên nhân nào khiến trẻ chậm nói có xu hướng gia tăng? 

 

Trẻ học ngôn ngữ ngay từ khi mới sinh, sự phát triển ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt  quan trọng trong việc phát triển tư duy, hình thành và phát triển nhân cách. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, khám phá  thế giới  xung quanh, học tập và vui chơi,…

Ngay những bé sơ sinh đã nhận biết âm thanh trong môi trường. Các bé nghe tiếng nói của những ai thân gần với mình, và sẽ khóc nếu có âm thanh bất thần. Tiếng động lớn làm các bé thức giấc, và các bé “bất động” để nghe những âm thanh nào mới. Qua các quá trình đó, trẻ dần dần hiểu và hình thành hệ thống ngôn ngữ từ đơn giản đến phức tạp qua các giai đoạn cụ thể, do đó bố mẹ nên chú ý đến từng giai đoạn phát triển cụ thể sau để có thể định hướng con phát triển tốt hơn qua từng thời kỳ ngôn ngữ. (Dạy trẻ chậm nói hà nội)

Giai đoạn ngôn ngữ đầu đời từ 0 -3 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, nhiều người quan niệm trẻ chưa nghe hiểu gì các âm thành và ngôn ngữ. Tuy nhiên, thật ngạc nhiên, ở độ 0 đến 3 tháng các bé đã bắt đầu quay đầu về hướng bạn khi bạn nói với các bé, cười khi nghe tiếng bạn. Thực ra, các bé có vẻ như nhận biết được âm giọng quen của bạn và nếu đang khóc thì sẽ nín. Các bé cũng có thể chăm chăm chú ý vào các âm thanh hay tiếng động lạ, thể hiện sự lắng nghe và quan sát, tìm hiểu hệ thống âm thanh.

Giai đoạn ngôn ngữ từ khoảng 4 đến 6 tháng tuổi

Biểu hiện rõ nét nhất của trẻ ở giai đoạn này là khả năng phản ứng khi bạn thay đổi âm giọng, hay với những âm thanh không phải là tiếng nói bằng các biểu hiện như ngạc nhiên với những đồ chơi  phát âm thanh, thích nghe nhạc, và bị hấp dẫn bởi những gì phát ra âm thanh lạ ở môi trường xung quanh.

Mặt các ở giải đoạn này trẻ biểu hiện rất rõ ở cách nhìn người khác nói, trẻ có thể chăm chú quan sát mồm, khẩu hình nói của người lớn và rất chăm chú, dù con chưa nghe hiểu được nhiều. Ngoài ra các bé biết phản ứng với từ “không”, thể hiện ở khả năng thay đổi cảm xúc hoặc phản ứng của mình khi nghe người lớn nói.

Giai đoạn phát triển mạnh các kỹ năng ngôn ngữ hiểu là từ 7 – 12 tháng

Trong khoảng độ tuổi từ 7 đến 12 tháng tuổi là khoảng thời gian phát triển mạnh mẽ các kỹ năng tiền ngôn ngữ bao gồm các khả năng nghe hiểu, lắng nghe âm thanh và phản ứng với những âm thanh quen thuộc.

Đây là khoảng thời gian thú vị mà trẻ em rõ ràng đã lắng nghe khi có ai nói với mình, quay đầu lại, rồi nhìn mặt người gọi tên mình, và khám phá ra những trò vui của các trò chơi chơi giản, các bé có thể tự tạo các các trò chơi cách chơi với những đồ vật quen thuộc như chăn màn, gối hay tay, chân. Ngoài ra, đây cũng là thời gian mà bạn thấy bé có thể nhận ra tên những gì quen thuộc (Ba, xe, mắt, điện thoại, chìa khóa) và bắt đầu có thể đáp trả một số yêu cầu (“đưa cái này cho Bà”) và câu hỏi (“Con uống nước trái cây nữa không?”).

Giai đoạn hình thành và phát triển ngôn ngữ lời nói nhờ việc các con thực hiện tốt giai đoạn phát triển ngôn ngữ hiểu là từ khoảng 1 – 2 tuổi. Lúc này thì con bạn chỉ vào hình trong sách khi bạn nói tên vật nào đó, và có thể chỉ một vài cơ phận thân thể khi được yêu cầu.

Bé cũng có thể làm theo một số yêu cầu đơn giản (“Lấy cho mẹ cái này/kia” và hiểu một số câu hỏi đơn giản (“Con thỏ đâu nào?”). Bé bây giờ thích nghe những chuyện đơn giản và thấy thú vị khi bạn hát hay đọc văn vần. Đây là thời điểm mà các em có thể đòi nghe lại một truyện cũ, bài vần cũ, hay trò chơi cũ, và đòi lập lại mãi.

 Giai đoạn hình thành cơ bản và phát triển được các kỹ năng ngôn ngữ lời nói từ 2 -3 tuổi

Vào độ tuổi này, bé bắt đầu phát triển các kỹ năng ngôn ngữ hiểu phức tạp hơn như các yêu cầu mệnh lệnh lệnh có hai thành phần như (“Lấy dép và để lên giá”).

Con cũng phát triển các kỹ năng ngôn ngữ hiểu về ý nghĩa, chức năng, công dụng của các đồ vật và hiểu những ý niệm hay ý nghĩa khác biệt như nóng/lạnh, đi/ngừng, trong/trên và đẹp/ghê. Bé nhận ra và phân biệt được những hệ thống âm thanh khác nhau nhưâm thanh như chuông điện thoại, chuông cữ và có thể chỉ hay tỏ vẻ thích thú, đòi bạn trả lời điện thoại hay mở cửa, hoặc có thể đòi tự trả lời, mở cửa. Ngoài ra, con bắt đầu có một vốn từ khá tốt từ 50 – 200 từ vựng để tham gia các kỹ năng giao tiếp thường ngày cùng mọi người.

Giai đoạn phát triển mạnh mẽ ngôn ngữ giao tiếp và khả năng tư duy ngôn ngữ bắt đầu từ 3 -4 tuổi ở trẻ

Ở giai đoạn quan trọng này ngôn ngữ của trẻ bắt đầu có những bước phát triển vượt bậc về từ vựng, các con có thể có vốn từ nghe hiểu và nói đến 50.000 từ vựng tiếng Việt khác nhau. Với việc vốn từ đa dạng và phong phú, cho phép trẻ phát âm và giao tiếp xã hội một cách tự tin và có hiệu quả. Ngoài ra trẻ bắt đầu phát triển mạnh mẽ các khả năng tư duy ngôn ngữ thể hiện ở khả năng nghe hiểu những câu hỏi đơn giản “ai?”, “cái gì”, “ở đâu”, khả năng tư duy và giải thích được các câu hỏi một cách hiệu quả.

 Sự phát triển ngôn ngữ một cách khá toàn diện về vốn từ vựng, khả năng ngữ pháp và tư duy ngôn ngữ của mỗi đứa trẻ trong độ tuổi từ 4 -5 tuổi

Ở giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu làm chủ được ngôn ngữ hiểu, ngôn ngữ nói và khả năng tư duy, vận dụng giao tiếp có hiệu quả bằng vốn từ đã có. Do đó trẻ tuổi này bắt đầu có xu hướng thích truyện và có thể trả lời câu hỏi về truyện. Trẻ có thể hiểu gần như mọi điều người khác nói với mình tại nhà, tại trường mầm non hay nhà giữ trẻ. Khả năng nghe ở mọi thời điểm cần là khả năng vững vàng. Giai đoạn này, các con khá tự tin về phát triển ngôn ngữ, về khả năng giao tiếp hiệu quả.

Sự phát triển ngôn ngữ và lời nói của mỗi đứa trẻ ở nhưng giai đoạn và thời điểm khác nhau có những đặc điểm khác nhau do ảnh hưởng bởi các yếu tố về mặt thực thể của con như các cơ quan phát âm, khẩu hình, hoặc do các yếu tố môi trường xã hội tác động. Tuy nhiên việc nhận biết  các thời điểm phát triển ngôn ngữ là rất quan trọng đối với bố mẹ để có những điều chỉnh hợp lý cho sự phát triển của các con. Giúp con có sự phát triển hiệu quả về mặt tâm lý lứa tuổi và tránh được các biểu hiện chậm phát triển nhận thức ngôn ngữ ở đứa trẻ.

(http://doisongtieudung.vn/Nhan-biet-su-phat-trien-ngon-ngu-cua-tre-em-qua-cac-giai-doan_160-188-546408.html)

Dạy trẻ chậm nói hà nội