Xác định thời điểm nào là thời gian phù hợp của trẻ rối loạn phổ tự kỷ để không bị gia tăng áp lực và chúng ta tận dụng tốt được thời gian can thiệp trong giai đoạn vàng của trẻ.
Và phương án Trung tâm Ngày Mới thường hay tư vấn nhất đối với phụ huynh là cho con can thiệp tại trung tâm trong thời gian đầu để tập trung phát triển kỹ năng cá nhân cho con. Khi con phát triển kỹ năng cá nhân ở mức độ tương đối, chúng ta sẽ áp dụng phương án cho trẻ tham gia học tập hoà nhập tại các trường.

Lí do thứ nhất: Trong giai đoạn đầu phát hiện rối loạn phổ tự kỷ của trẻ, khi trẻ chưa được can thiệp thì thường xuất hiện những khó khăn như sau:

 - Khó khăn trong việc bắt chước

- Khó khăn trong các hoạt động tương tác

- Khó khăn trong việc nghe hiểu và xử lý thông tin theo cách học tập truyển thống

- Thiếu khả năng tập trung chú ý

Chính vì những khó khăn này nên trong giai đoạn đầu chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ khi trẻ tham gia học tập tại lớp mầm non, về cơ bản các con sẽ có xu hướng tự chơi một mình, không tham gia được hoặc chỉ tham gia 1 phần rất nhỏ các hoạt động chung của lớp. Một số nội dung con hứng thú con có thể tham gia thường tập trung vào các hoạt động vận động, hoặc các hoạt động chơi tự do. Các nội dung khác như kể chuyện, đọc thơ, học hát, nhận thức thế giới xung quanh con thường không đủ khả năng tham gia. Phần lớn thời gian ở lớp mầm non các con sẽ tự chơi theo sở thích của các con và không có sự quan tâm đến các bạn hoặc đến các hoạt động chung khác.

Nguyên nhân của việc này là do trẻ bị thiếu hụt khả năng cá nhân, năng lực cá nhân không đủ để thích ứng và tham gia các hoạt động chung

Lí do thứ hai: là thời gian can thiệp phù hợp với trẻ có chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ thường là 52h/tuần. tính ra trẻ cần 4h can thiệp liên tục trong một ngày. Vì vậy nếu thời gian trẻ ở lớp mầm non không được tận dụng để hướng dẫn, can thiệp trị liệu mà chỉ cho trẻ tham gia can thiệp 1h hoặc 2h trong một ngày thì sẽ không đảm bảo đủ thời gian. Và nếu trẻ không được can thiệp trong khoảng thời gian phù hợp thì mức độ tiến bộ sẽ rất ít. Việc trẻ bị hạn chế năng lực cá nhân dẫn đến trẻ gặp khó khăn trong việc chơi cùng bạn. trẻ có thể sinh hoạt chung trong tập thể đông người nhưng trẻ không thể kết nối với những trẻ khác. Vì vậy thường những lúc càng đông, mức độ lạc lõng của trẻ càng lớn. Ngoài ra trẻ rối loạn phổ tự kỷ sẽ thường gặp các khó khăn nhất định về giao tiếp và những trẻ khác có xu hướng cô lập trẻ, thậm chí là trêu chọc trẻ.

Lý do thứ ba: Xuất phát từ không gian và những bài học trong độ tuổi của trẻ. Đối với trẻ bình thường, việc được trải nghiệm càng nhiều không gian khác nhau càng khiến trẻ có hứng thú và học tập được nhiều hoạt động khác nhau, việc được tham gia càng nhiều bài học, trẻ càng hứng thú và tăng khả năng nhận thức và tương tác. Nhưng với trẻ rối loạn phổ tự kỷ, trẻ rất khó khăn trong việc thay đổi hoạt động, thay đổi không gian, thay đổi các điều kiện môi trường. Vì vậy, những tưởng càng nhiều bài học, không gian càng rộng, càng nhiều đồ chơi mới lạ khiến trẻ hứng thú, nhưng điều ngược lại là càng gây khó khăn và áp lực hơn cho trẻ. Trẻ không hứng thú và thích nghi được những điều kiên thay đổi thường xuyên như ở môi trường mầm non. Khi trẻ chưa thích nghi được, trẻ bị áp lực… sẽ ảnh hướng rất lớn đến các vấn đề cảm xúc của trẻ. Khi cảm xúc bị dồn nén, khiến trẻ càng xuất hiện nhiều hành vi hơn, đặc biệt các hành vi rập khuôn, định hình lặp lại. Như vậy, cứ tưởng tốt, hóa ra chưa hẳn là tốt, nếu bố mẹ, các cô giáo không phát hiện kịp thời và có phương án hỗ trợ tâm lý cho bé nhanh chóng.

Lợi thì có lợi, nhưng hành vi vẫn còn” – Có lẽ sẽ là câu nói phù hợp trong điều kiện hiện tại của nhiều bố mẹ mà Trung tâm Ngày Mới đã từng đánh giá tâm lý và tư vấn phương pháp hiệu quả cho phụ huynh. Nhiều bố mẹ khi đến tại Trung tâm Ngày Mới và được tư vấn mới biết “à giai đoạn này con nên đi mầm non một thời gian thay vì vẫn đang theo học ở trung tâm chuyên biệt”; và cũng nhiều bố mẹ nhận ra rằng “À đã 6 tháng học mầm non rồi, nhiều thuận lợi cho bố mẹ, nhưng hành vi của con vẫn còn rất nhiều, do đó đây là lúc cần chuyển con đến môi trường trung tâm để tham gia can thiệp cá nhân và can thiệp nhóm trước đã, sau này khi con ổn hơn sẽ quay trở lại mầm non học”.

Vì vậy, việc lựa chọn quyết định cho con đi học mầm non trước, hay đi học can thiệp trước khi con được chẩn đoán có nguy cơ mắc rối loạn phổ tự kỷ cũng là một vấn đề rất rất quan trọng, quyết định nhiều đến việc trẻ được can thiệp sớm và can thiệp đúng hướng.

Vậy con của quý Phụ huynh đang học ở đâu rồi?

  • Ở mầm non hay ở Trung tâm chuyên biệt?
  • Đã học được thời gian như thế nào rồi?
  • Và có những phương án lượng giá năng lực của bé ra sao để đánh giá quá trình 3 tháng vừa rồi của bé? 6 tháng vừa rồi của bé? Và có những quyết định đúng đắn phương án cho bé?

Mong rằng những chia sẻ trên đây của Trung tâm Ngày Mới sẽ giúp ích phần nào cho Quý phụ huynh. Và khi có những chẩn đoán về nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ của con, thay vì chúng ta lo lắng, sợ hãi hay thất vọng. Hãy bình tĩnh, nghiên cứu và có những quyết định đúng đắn.

Và điều quan trọng hơn, nếu Qúy phụ huynh chưa tìm được ra phương án, hãy để lại thông tin  – Trung tâm Ngày Mới sẽ luôn đồng hành cùng phụ huynh có con rối loạn phổ tự kỷ.

Trung tâm Ngày Mới sẽ là nơi lựa chọn tốt nhất của Quý phụ huynh khi quyết định các phương án hỗ trợ và can thiệp cho con bị rối loạn phổ tự kỷ.

-----------------------------------------------

TRUNG TÂM GIÁO DỤC TRẺ EM NGÀY MỚI

  1. Trụ sở chính - Hà Nội

Số 2, Ngõ 98, Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.

0942260617

  1. Cơ sở Newday - Diễn Châu

Số 82, Khối 3, Thị trấn Diễn Châu, Diễn Châu, Nghệ An

0988701626

  1. Cơ sở Newday - Hà Tĩnh

Số 186, đường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh.

088 688 9192

  1. Cơ sở Newday - Quỳnh Lưu

Khối 6, Thị trấn Cầu Giát, Quỳnh Lưu, Nghệ An

0987 346 363

  1. Cơ sở Newday - Thái Hòa

Cơ sở TX THÁI HÒA - Trường Mầm Non Sông Hiếu

096 164 9299

Hotline: 0913.333.498 - Website: Ngaymoiedu.com