Cách hạn chế nguy cơ chậm nói của trẻ độ tuổi từ 4 – 6 tháng?
Phụ huynh ở Nguyễn Lương Bằng – Đống Đa – Hà Nội chia sẻ câu hỏi cho admin website Bechamnoi.com như sau: Con của chúng tôi mới 5 tháng tuổi, nhưng khi đọc các thông tin trên các trang mạng xã hội như facebook, web trẻ thơ và báo chí thấy rất nhiều thông tin về trẻ chậm nói, nguy cơ chậm nói của trẻ bộc lộ từ rất sớm. Vậy add có kinh nghiệm gì về những lời khuyên cách hạn chế nguy cơ chậm nói của trẻ ngay từ độ tuổi rất sớm này để gia đình chú ý và có kỹ năng hỗ trợ cho con.
Đối với quá trình phát triển của mỗi đứa trẻ trong giai đoạn từ 4 tháng tuổi – 6 tháng tuổi thì đây là giai đoạn sơ khai cho những từ ngữ đầu tiên của bé.Theo Mellisa Essenburg ( chuyên gia tâm lý trẻ em ) ở giai đoạn này trẻ bắt đầu biết bập bẹ những từ đôi như “baba” , “mama” và sử dụng những âm điệu để bày tỏ sự hài lòng hay không hài lòng. Ngoài việc hiểu những mong muốn của bé, các bạn có thể giúp con biết nói nhanh hơn qua những cách sau đây :
-Trả lời tiếng khóc của bé
Trước khi biết nói tiếng khóc chính là công cụ giao tiếp của bé. Khi bạn phản ứng lại tiếng khóc của con, điều đó dạy cho bé rằng bé đang được lắng nghe. Bên cạnh đó việc đáp lại tiếng khóc của bé sẽ giúp bạn hiểu con hon, khóc là cách bé “bật đèn xanh” khi bé cảm thấy đói, mêt, đau, ốm…Vì thế, bạn đừng làm ngơ hãy đáp lại con có thể bằng những lời nựng nịu, hỏi han hay những lời âu yếm. Đây thực sự là cách “đọc” tiếng khóc của bé để chia sẻ thông tin một cách kỳ lạ!!!
-Khuyến khích đáp lại
Bạn có thể “ nói chuyện” với bé chủ yếu thông qua ánh mắt và sử dụng phương phá diễn đạt phi ngôn ngữ. Dù bé chưa biết nói nhưng những tiếng “ê , a” những lần “phun mưa” hay cả khi cái miệng tròn vo “hóng hớt” đều là những ngôn ngữ diễn đạt của bé muốn thể hiện với bạn . Đáp lại bé bằng cách bạn gật gù , nói chuyện , nhìn âu yếm , cười tươi , há miệng làm trò….Bé sẽ càm nhận được sự yêu thương từ bạn nên sẽ thích thú, cởi mở trò chuyện nhiều hơn
-Tích cực “chia sẻ” với bé
Bạn có thể chia sẻ với bé bất cứ khi nào bên cạnh bằng những câu nói liên quan đến sự việc, sự vật mang tính cụ thể. Ví dụ khi bạn đang nấu ăn quay sang cười và nói với con “ mình chuẩn bị ăn thôi nào!” / Lúc thay tã “ mẹ tắm sạch cho con nhé”…..Vẫn biết là còn rất lâu nữa con mới hiểu được những điều bạn nói nhưng thông qua cách bạn chia sẻ với con như thế này sẽ giúp con sớm xây dựng vốn từ ngữ nhanh hơn và hiểu về mối liên hệ giữa những từ ngữ đó với việc bạn đang làm hiện tại.
-Hát những bài hát ngắn
Giọng hát của bạn sẽ trở thành bản nhạc tuyệt vời nhất ngay cả khi bạn đang nghêu ngao , và quá trình lặp đi lặp lại các từ ngữ ở bài hát đó sẽ là bước đầu tiên để bé ghi nhớ những từ ngữ yêu thích của mình
-Đọc cho bé nghe
Trẻ nhỏ có thể tỏ ra quan tâm đến sách sớm hơn bạn nghĩ. Hãy đọc cho bé nghe 1 quyển truyện mà bạn thích hay quyển truyện bé thường chăm chú nhìn vào. Đây là cách xây dựng vốn từ cơ bản cho bé.
-Yêu cầu lặp lại
Việc thực hành nhiều lần chính là đang thúc đẩy bé nói những từ ngữ đầu tiên và sự nhắc đi nhắc lại này là chìa khóa để học bất cứ thứ gì- ‘từ ngữ’cũng không ngoại lệ.
-Thường xuyên động viên, khuyến khích bé
Khi bé bắt đầu bập bẹ dù chưa thành tiếng hoàn chỉnh nhưng bạn hãy dành cho bé lời khen về sự cố gắng để giúp bé tăng sự tự tin, thích nói nhiều hơn
Có rất nhiều nguy cơ dẫn đến trẻ chậm nói, mất ngôn ngữ, mất giao tiếp, thiếu tương tác và khả năng phát triển ngôn ngữ rất hạn chế. Tuy nhiên nếu bố mẹ có thể chú ý và thực hiện được tốt các hoạt động trên với những kỹ năng tương tác và chơi thành thạo với trẻ thì có thế hạn chế được rất nhiều những nguy cơ chậm nói ở trẻ và phát triển được các kỹ năng tương tác sớm cho con.
Cảm ơn phụ huynh đã chia sẻ thông tin – Admin bechamnoi.com