Những biểu hiện bé chậm nói

Bé chậm nói là nguyên nhân của những dấu hiệu khó khăn về quá trình phát triển  khác nhau, Bé chậm nói có thể do tác động bởi những yếu tố môi trường, quá trình chăm sóc, giáo dục bé hoặc do bé mắc phải các khó khăn về mặt cơ thể như khả năng nghe kém, khó khăn về cơ quan phát âm, cũng có  thể là do bé mắc phái những hội chứng rối loạn phát triển khác  nhau như tự kỷ, tăng động giảm chú ý, hội chứng Down,…  

Tuyển sinh bé chậm nói hòa nhập mầm non

Tuy nhiên dù có những khó khăn như thế nào trong quá trình phát triển thì phát hiện ra  những dấu hiệu khó khăn, các biểu hiện chậm nói là cơ sở quan trọng để có những hỗ trợ hợp lý  cho quá trình phát triển của con. Bé xuất hiện những biểu  hiện sau, có thể là những dấu hiệu bé đang gặp khó khăn nhất định về ngôn ngữ.

Những dấu hiệu lạ về tương tác và ngôn ngữ ở bé

  • Không sử dụng điệu bộ, cử chỉ, chẳng hạn vẫy tay tạm biệt khi được 12 tháng tuổi
  • Thích dùng cử chỉ hơn là lời nói để giao tiếp khi đến 18 tháng tuổi
  • Không bắt chước được âm thanh khi 18 tháng tuổi
  • Có khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản của bố mẹ hoặc người khác
  • Chỉ có thể bắt chước âm thanh hoặc hành động và không tự mình phát âm từ, cụm từ.
  • Chỉ nói một số âm thanh hoặc từ nào đó lặp đi lặp lại và không thể sử dụng ngôn ngữ nói để trò chuyện ngoài những nhu cầu thiết yếu
  • Không thể tuân theo các chỉ dẫn đơn giản
  • Có giọng nói khác thường (nghe như giọng mũi hoặc the thé).

Những biểu hiện hành vi:

  • Thích chơi một mình, không biết chia  sẻ tương tác với  người khác trong quá trình chơi
  • Nghiện các đồ chơi điện tử: Thích điện thoại, thích tivi, quảng cáo, đĩa hát – Con có  thể ngồi tự  do chơi cả tiếng đồng hồ mà không đòi mẹ, phải  có  nhạc con mới chịu ăn,…
  • Gắn bó quá mức với một người hoặc một đồ vật nào đó: Gắn bó quá mức với mẹ, bà… hoặc một  loại đồ chơi nào  đó như  xe ô tô, …
  • Xuất hiện các biểu hiện hành vi như ăn vạ quá  mức, tự  đập  đầu, cào cấu, tè dầm chống  đối hoặc nôn chớ khi không được đáp  ứng các yêu  cầu,…
  • Hầu như không tương tác giao tiếp bằng mắt, thường lơ đãng, tránh giao tiếp mắt, gọi con ít quay đầu lại, ít  đáp  ứng các yêu  cầu  của người khác
  • Không chỉ tay thể hiện, Con ít  dùng ngón trỏ để chỉ vào  các đồ vật hoặc chỉ thể hiện yêu cầu, ước muốn, sở thích hoặc gây sự chú  ý.


>>>> 
Bố mẹ có thể theo dõi, quan sát bé. Nếu  bé có  nhiều  nút  tick trên, có  thể cần  theo dõi  hoặc tham gia chương  trình đánh giá  MIỄN PHÍ  để được tư  vấn phương pháp chăm sóc và  hỗ trợ hiệu quả cho con. Bé từ 12 – 36 tháng là giai đoạn  VÀNG  phát  triển  ngôn ngữ và tư  duy  nhận thức. Những hỗ trợ đúng lúc của bố mẹ là nấc thang nâng cánh thiên tài cho bé yêu!