Những lo lắng của phụ huynh về dấu hiệu bé chậm nói?

Thông thường,  ngôn ngữ bé được phát  triển một cách  tự nhiên từ lúc sinh ra  cho đến khoảng 3 tuổi thì con có  nền tảng  nhất  định về  ngôn ngữ lời nói và giao  tiếp. Trong  thời  gian này con có  những bước phát triển  khác  nhau  như những hóng  chuyện, tiếng  ú  ớ cho  đến những lời nói, bắt chước nói,  hỏi  và  đặt  câu hỏi, giao tiếp tự nhiên với  người khác. Tuy nhiên, nhiều  phụ huynh  chưa hiểu  đúng  và  có những can thiệp đúng  đắn cho  tiến trình phát  triển ngôn ngữ này  của  bé. Theo từng giai đoạn, các dấu hiệu bé chậm nói được hình thành  và  thể hiện khác nhau, phụ huynh cần chú ý quan sát và có những biện pháp hỗ trợ như chú ý  đến  ăn uống,ốm  đau  của mỗi bé.

Phụ huynh hồi hộp chờ con học nói

Chúng tôi đã gặp  gỡ  và  trao đổi, tư  vấn với  nhiều  phụ huynh có bé chậm nói, và  thường xuyên bắt  gặp  các trường hợp chia  sẻ như:

Một  phụ huynh ở Hà Đông, có bé   hơn 2  tuổi chia  sẻ, bé nhà mình rất chậm nói. Điều khiến mẹ của cháu luôn cảm thấy dằn vặt là chị đã giao con cho người giúp việc trong thời gian cháu bé học nói. Chị tâm sự “ tôi bận quá nên cháu ở nhà với người giúp việc. Hai bà cháu suốt ngày xem ti vi nên cháu không chịu học nói theo âm thanh thông thường. Tôi có tham vấn chuyên gia tâm lý, bác sĩ cho biết cháu bé có thể đã xem ti vi quá nhiều”.

Một  phụ  huynh khác  có bé  hơn 3 tuổi ở Nam Từ Liêm, Hà Nội thì khác. 3 tuổi nhưng bé chỉ biết nói theo những lời của người lớn nói. Cháu rất chậm phát âm. Cha mẹ cháu bé phải cho con đi học ở các lớp phát âm nhưng tình trạng cũng không có nhiều cải thiện.

Ngoài ra, rất nhiều bậc phụ huynh gặp khó khăn trong việc đánh giá tình trạng chậm nói của con chỉ là tạm thời và có thể chờ đợi thêm, hay đó là tình trạng bệnh lý thực sự, cần tới sự can thiệp của các chuyên gia. Nắm bắt các dấu hiệu báo động tình trạng chậm phát triển lời nói và ngôn ngữ của trẻ giúp cha mẹ đưa ra quyết định đúng đắn hơn. Để nhận biết các dấu hiệu trẻ chậm nói, theo bác sĩ Thủy các bậc phụ huynh cần lần lượt nhận biết qua các điểm sau.

Các dấu hiệu bé chậm nói

Khoảng 1/5 trẻ em nói hoặc sử dụng từ ngữ chậm hơn so với các bạn cùng lứa. Một số bé thậm chí còn có biểu hiện rối loạn hành vi do nổi cáu vì không có khả năng thể hiện điều mình muốn nói. Chậm nói đơn thuần đôi khi chỉ mang tính tạm thời và có thể mất đi nhờ sự trợ giúp của gia đình. Cha mẹ cần động viên trẻ “nói” bằng cử chỉ hoặc âm thanh, dành nhiều thời gian chơi với con, đọc sách và nói chuyện với bé. Trong một số trường hợp, trẻ có thể cần thêm sự trợ giúp của các chuyên gia. Đôi khi, chậm nói lại có thể là dấu hiệu báo động cho những rắc rối nghiêm trọng hơn, như mất thính lực, chậm phát triển trong các lĩnh vực khác hoặc thậm chí là bệnh tự kỷ. Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ cũng có thể là biểu hiện của bệnh khó học, thường chỉ được chẩn đoán khi trẻ đi học.

Phụ  huynh nên thay  đổi  thái độ và có chiến lược đúng  đắn hơn

Chúng tôi  thường  xuyên nhận được những câu  hỏi  và  chia sẻ  của  phụ  huynh,  tuy  nhiên, nhiều lúc, phụ  huynh chưa  quan  tâm đúng mực, và  thường  có  những  thái  độ  như, kệ nó, đến 2 tuổi nó  tự  nói,  trời sinh voi  sinh cỏ, sợ  gì  nó  không biết nói, đến 3 tuổi tự khắc trẻ  nói tốt,  quan trọng gì…

Tuy  nhiên theo chúng  tôi, Phụ huynh  cũng  nên quan tâm đến sự phát  triển ngôn ngữ, nhận thức, lời nói giống như  chuyện quan tâm thường  ngày đến trẻ ăn, ngủ, ốm đau. Muốn có  được  điều này, phụ  huynh  cần có những thái độ đúng đắn, hiểu  được  tầm  quan  trọng  của  việc hình thành  và phát  triển ngôn ngữ theo  từng  giai đoạn  của  mỗi  bé. Nhờ  đó cần có những  nhìn nhận một cách  cởi mở  và hợp lý hơn về sự  phát  triển  ngôn ngữ  của  mỗi đứa trẻ.  Ngoài  ra cũng cần những  chia  sẻ tư  vấn  của  các chuyên gia góp phần có  những  định hướng chiến lược phát  triển ngôn ngữ phù hợp hơn ở bé  chậm nói.